Lắp tiếp địa chống sét lan truyền chuyên nghiệp

đong-cọc-tiếp-địa

Lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét

Lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét là bộ phận quan trọng trong chống sét giúp bảo vệ an toàn cho các công trình và con người, loại trừ được các nguy hiểm hoặc hạn chế thiệt hại do sét, cảm ứng tĩnh điện, cảm ứng điện từ gây ra.

    Thi công cọc tiếp địa bao gồm dàn cọc tiếp đất được liên kết với nhau thông qua dây dẫn giúp mang lại một hệ thống an toàn. Để đảm bảo được sự an toàn đó thì chúng ta cần phải tìm hiểu về điện cực tiếp đất nơi thi công có phù hợp hay không để có thể tiến hành thi công. Cách lắp đặt hệ thống tiếp địa cho chống sét hoàn hảo nhất hiện nay là chúng ta cần phải biết được quy trình để có thể có được một hệ thống chống sét an toàn và chi tiết sẽ được công ty Thanh Minh Phương của chúng tôi sẽ giới thiệu giúp bạn.

Lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét 1

Để có được cách lắp đặt hệ thống tiếp địa cho chống sét cần phải tìm hiểu kỹ các chi tiết như sau:

  • Điện cực tiếp đất tự nhiên là các bộ phận bằng kim loại của công trình, được tiếp xúc trực tiếp với đất và được sử dụng như mục đích tiếp đất.
  • Điện cực tiếp đất nhân tạo. điện cực tiếp đất nhân tạo là điện những điện cực được sử dụng riêng cho mục đích tiếp đất. Nó là vật dẫn điện có hình dạng bất kỳ, không bọc cách điện bên ngoài và được chôn trực tiếp trong đất hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất.
  • Dàn tiếp đất ( Ground pole). Dàn tiếp đất là một hay nhiều điện cực tiếp đất liên kết với nhau được chôn trực tiếp hoặc tiếp xúc với đất.
  • Mạng tiếp đất (Earthing Network). Mạng tiếp đất là một dàn tiếp đất hoặc liên kết nhiều dàn tiếp đất có chức năng khác nhau trong một khu vực địa lý.
  • Cáp dẫn đất, dây dẫn đất (Earthing Conductor). Cáp (dây) dẫn đất là cáp(dây) nối tấm tiếp đất chính với dàn tiếp đất.
  • Hệ thống tiếp đất (Grounding System. Hệ thống nối đất bao gồm dàn tiếp đất và cáp (dây) dẫn đất.
Lap đặt hệ thống tiếp địa chống sét 2
Lap đặt hệ thống tiếp địa chống sét 2

Cách đóng cọc tiếp địa đúng chuẩn

  • Thường dùng cọc đồng đường kính từ 14mm trở lên, dài 2m.
  • Chiều sâu và số lượng cọc tùy thuộc vào địa chất từng vùng, làm sao khi kiểm tra điện trở đo được dưới 10 Ohm.
  • Các cọc phải nối với nhau bằng dây đồng, hàn hoặc bắt bằng bulon đồng.
  • Dây tiếp đất này được nối với vỏ kim loại của các thiết bị điện trong nhà.

Những điều cần lưu ý :

Hiện nay trên thị trường hầu hết các thiết bị điện đều có dây nối đất qua plug cắm 3 chân, nên chỉ cần nối dây tiếp đất vào ổ cắm có 3 lỗ. Khi  sử dụng cắm plug 3 chân vào ổ cắm 3 lỗ.

Một số khu chung cư cao cấp hiện nay đã chú ý đến vấn đề này: trong các căn hộ có ổ cắm 3 “chân”, trong đó có một “chân” đã nối đất nên khá an toàn

Dây nối đất thường chỉ thị bằng màu xanh lá cây có sọc trắng.

Chi tiết về Cách lắp đặt hệ thống tiếp địa cho chống sét

1. Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất.

Xác định vị trí làm hệ thống tiếp đất. Kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước.

Đào rãnh sâu từ 600mm đến 800mm, rộng từ 300mm đến 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.

Đối với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế hoặc những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50mm đến 80mm, sâu từ 20m đến 40m tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm

2. Chôn các điện cực xuống đất.

  •  Đóng cọc tiếp đất tại những nơi qui định sao cho khoảng cách tối thiểu giữa 2 cọc tiếp địa bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn (nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc).
  • Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm đến 150mm.
  • Riêng cọc đất trung tâm được đóng cạn hơn so với các cọc khác, sao cho đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 ~ 250mm để khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất thì đỉnh cọc sẽ nằm bên trong hố.
  • Rãi cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng.
  • Hàn hóa nhiệt KUMWELL để liên kết các cọc với cáp đồng trần.
  • Đổ hoá chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200mm đến 300mm sâu 500mm tính từ đáy rãnh và hóa chất sẽ được đổ vào những hố này.
  • Hóa chất làm giảm điện trở đất sẽ hút ẩm tạo thành dạng keo bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất.
  • Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng. Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng.
  • Dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí cọc trung tâm (vị trí hố kiểm tra điện trở đất).

3. Hoàn trả mặt bằng sau khi lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét

  • Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí cọc trung tâm sao cho mặt hố ngang với mặt đất.
  • Kiểm tra lần cuối các mối hàn và thu dọn dụng cụ.
  • Lấp đất vào các hố và rãnh, nện chặt và hoàn trả mặt bằng.
  • Đo điện trở tiếp đất của hệ thống, giá trị điện trở cho phép là < 10 W, nếu lớn hơn giá trị này thì phải đóng thêm cọc, xử lý thêm hóa chất giảm điện trở đất hoặc khoan giếng để giảm tới giá trị cho phép.
Lặp đặt hệ thống tiếp địa chống sét 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *