Nội dung tóm tắt.
Đặc tính của hệ thống chống sét tia tiên đạo BAKIRAL-ALFA S
Bán kính bảo vệ từ 39 đến 174m tùy mã và tùy độ cao lắp đặt. Kim có kích thước đỉnh kim dài 270mm, đường kính đỉnh kim 20mm. Bầu tạo Ion kim thu 310mm, đường kính bầu kim 190mm. Thân kim 170mm, đường kính 20mm. Tổng chiều dài là 650mm.
Ngoài ra Bakiral Alfa s còn đi kèm với khớp nhựa 54mm. Có tác dụng các điện giữa kim thu sét với kết cấu công trình. Sản phẩm được bảo hành 3 năm chính hãng, Lắp đặt tận nơi với các kỹ thuật viên được đào tạo tại hãng.
Hiện nay Startup Việt Nam đang tìm đại lý trên toàn quốc với chính sách ưu đại và đạo tạo chuyên sâu về sản phẩm.
Kim thu sét là gì?
Kim thu sét hay còn gọi là Cột thu lôi, cột chống sét là một thanh kim loại hoặc vật bằng kim loại được gắn trên đỉnh của một tòa nhà, điện ngoại quan bằng cách sử dụng một dây dẫn điện để giao tiếp với mặt đất hoặc “đất” thông qua một điện cực, thiết kế để bảo vệ tòa nhà trong trường hợp sét tấn công.
Kim thu sét tiếng anh là gì?
Trong hệ thống chống sét, bộ phận Kim có tên là : Lightning arrester
Thiết kế hệ thống chống sét
Thiết kế hệ thống chống sét phải đảm bảo tiêu chuẩn. Có nhiều tiêu chuẩn áp dụng cho thi công chống sét. Các tiêu chuẩn chống sét của IEC (ủy ban kỹ thuật điện quốc tế). Các khuyến nghị và tài liệu chống sét và tiếp đất an toàn của ITU-T (Liên minh viễn thông quốc tế). Tiêu chuẩn chống sét và tiếp địa của Việt Nam. Tiêu chuẩn chống sét của Anh, Pháp,… Việc áp dụng tiêu chuẩn nào còn tùy thuộc vào thiết bị sử dụng cũng như đặc điểm sét đánh tại địa phương.
Thiết kế hệ thống chống sét lan truyền
Có 2 loại thiết bị chống sét cho nguồn điện. Đó là thiết bị cắt sét và thiết bị lọc sét. Điểm khác nhau nổi bật giữa 2 loại thiết bị này là ở cách mắc khi thiết kế hệ thống chống sét lan truyền.
Thiết bị cắt sét
Thiết bị cắt sét được mắc song song với nguồn điện. Cơ chế bảo vệ của chúng là kẹp dòng điện áp tăng vọt trên nguồn điện. Sau đó chuyển toàn bộ dòng năng lượng xuống đất.
Thiết bị lọc sét
Thiết bị lọc sét được mắc nối tiếp với nguồn điện. Chúng bao gồm 3 giai đoạn bảo vệ:
- Chuyển năng lượng của dòng xung sét xuống đất và kẹp điện áp tăng
- Bộ lọc chậm làm suy giảm điện áp tăng vọt
- Dây phụ tải cắt sét kẹp điện áp cuối cùng. Bảo vệ chống lại sự dội ngược điện áp được tạo ra bởi đường thoát sét
Thuyết minh biện pháp thi công hệ thống chống sét
Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật có nhiều am hiểu chuyên sâu về thiết bị chống sét. Với định hướng lấy sự an toàn của công trình làm nền tảng, các dịch vụ của Công ty luôn đem tới cho khách hàng sự hài lòng, tin tưởng và được đánh giá cao.
Chúng tôi có đầy đủ thiết bị chống sét đến từ Thổ Nhĩ Kỳ: Kim thu sét, cột thu lôi, thiết bị cắt lọc sét…để hoàn thiện hệ thống chống sét cho mọi công trình.
Quy trình lắp đặt hệ thống chống sét
Quy trình thi công kim chống sét phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều này mới đảm bảo sự hoạt động an toàn, hiệu quả của các thiết bị. Dù bạn lắp đặt chống sét gia đình hay hệ thống chống sét tòa nhà, thì đều phải được thực hiện tuần tự qua các bước sau:
Thi công hệ thống tiếp địa
Bước 1: Định vị vị trí cọc tiếp địa. Kiểm tra tính chất đất tại nơi đóng cọc.
Bước 2: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất. Đảm bảo tránh các công trình ngầm như cáp ngầm, hệ thống ống nước. Trường hợp thông thường đào rãnh có độ sâu từ 600-800mm, rộng 300-500mm. Trường hợp đất có điện trở suất đất cao hoặc diện tích hạn chế thì đào giếng. Đường kính giếng từ 50-80m, sâu 20-40m, tùy độ sâu của mạch nước ngầm.
Bước 3: Đóng cọc tiếp đất. Khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Trước khi đóng cọc đổ hóa chất làm giảm điện trở suất đất. Hóa chất hút ẩm, trở thành dạng keo bao quanh điện cực. Từ đó làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất.
Bước 4: Lắp đặt dây dẫn sét. Có thể sử dụng dây cáp đồng trần hoặc cáp đồng bọc. Rải dây cáp dọc theo rãnh đã đào. Liên kết các cọc và dây dẫn bằng mối hàn. Trường hợp đào giếng thì cọc được liên kết thẳng với cáp rồi thả sâu xuống đáy giếng.
Bước 5: Lắp đặt hố kiểm tra điện trở suất đất tại vị trí có cọc trung tâm. Đảm bảo mặt hố ngang với mặt đất. Kiểm tra toàn bộ lần cuối các mối hàn.
Bước 6: Lấp đất vào hố, rãnh và nện chặt, hoàn trả mặt bằng.
Bước 7: Gia công trụ đỡ kim thu sét. Lắp đặt trụ đỡ và kim thu theo bản vẽ thiết kế thi công hệ thống chống sét.
Bước 8: Kết nối kim thu sét với dây dẫn sét. Chú ý nên luồn dây dẫn trong ống cách điện từ điểm tiếp xúc với kim thu sét đến bãi tiếp địa. Điều này nhằm tránh sự lan truyền của dòng điện vào kết cấu công trình.
Bước 9: Lắp đặt bộ đếm sét (nếu có).
Bước 10: Tiến hành đo đạc lần cuối điện trở tiếp đất của hệ thống và đo thông mạch dây dẫn sét.
Báo giá thi công hệ thống chống sét
Startup Việt Nam Chuyên thiết kế xây dựng hệ thống chống sét trọn gói cho nhà ở dân dụng và các công trình xây dựng. Với hệ thống chống sét hiện đại, ngôi nhà hay công trình của bạn được bảo vệ tuyệt đối an toàn, chống sét theo cách tiên tiến, hiện đại, mỹ quan nhất.
Dưới đây là thi công lắp đặt trọn gói (cả vật tư và nhân công) 01 hệ thống chống sét trực tiếp sử dụng kim thu sét phát tia tiên đạo sớm đạt tiêu chuẩn NFC 17-102 tháng 7 năm 1995 của Cộng Hòa Pháp. Hệ thống tiếp địa có tổng trở thấp, đảm bảo kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn Việt Nam. “TCVN – 9385:2012 chống sét cho các công trình xây dựng”.
Xem chi tiết báo giá thi công chống sét TẠI ĐÂY
Tiêu chuẩn thi công hê thống chống sét
Tiêu chuẩn thi công hệ thống chống sét áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 9385:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 46:2007 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9385:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Download tai đây TCVN 9385-2012 _ TIÊU CHUẨN CHỐNG SÉT MỚI NHẤT_kimthuset.com.vn
Chống sét nhà ở nông thôn
Tại sao sét đánh thường xảy ra ở nông thôn?
Câu hỏi này có lẽ nhận được sự thắc mắc của nhiều người. Nhưng việc sét đánh nhiều ở đâu không phụ thuộc vào nông thôn hay thành thị.
Sét là hiện tượng phóng điện giữa đám mây giông tích điện và mặt đất. Sét thường tìm đánh đến những chỗ có vị trí cao, nơi tập trung từ trường mạnh như ngọn cây hay các cột kim loại. Sở dĩ sét hoạt động mạnh ở vùng nông thôn là bởi nơi đây mật độ xây dựng còn khá thấp. Nói cách khác việc lắp đặt hệ thống chống sét nhà ở nông thôn chưa được sự quan tâm của người dân. Trong khi đó, khu vực thành thị, hầu hết các tòa nhà cao tầng đều được trang bị hệ thống thu lôi.
Cách Chống sét cho nhà ở nông thôn
Ở bất cứ đâu thì biện pháp chống sét hiệu quả nhất là sử dụng hệ thống cột thu lôi. Hệ thống này bao gồm các bộ phận: kim thu sét, dây dẫn sét, cọc tiếp địa và dây nối đất.
Tùy vào đặc trưng của từng công trình, nhà ở mà cột chống sét lại có cách thiết kế, lắp đặt khác nhau. Để bảo đảm tính hiệu quả cho hệ thống chống sét nhà ở nông thôn, cần xác định nhu cầu và mục đích sử dụng của công trình.
Hệ thống chống sét cho nhà cao tầng
Hệ thống chống sét bao gồm những bộ phận nào?
Trước khi đi tìm hiểu, bạn cần biết rằng có hai loại hệ thống chống sét. Đó là hệ thống chống đánh trực tiếp và hệ thống chống đánh lan truyền.
Hệ thống chống sét trực tiếp
Chống sét trực tiếp là hệ thống bảo vệ công trình khỏi tác động của sét đánh trực tiếp từ trên xuống. Hệ thống này bao gồm các thiết bị có vai trò thu sét, dẫn sét và chuyển dòng điện do sét tạo ra xuống đất một cách an toàn.
Một hệ thống chống sét trực tiếp bao gồm 4 bộ phận chính là:
Bộ phận thu sét
Thiết bị chuyên dụng dùng để thu sét chính là sản phẩm kim thu sét. Kim thu sét được làm từ kim loại không gỉ, có khả năng dẫn điện. Thiết kế kim gồm một đầu nhọn có tác dụng tập trung sét.
Hiện nay trên thị trường có hai loại kim thu sét chính được sử dụng cho hệ thống chống sét:
- Loại thứ nhất là kim thu sét cổ điển. Sản phẩm này hoạt động dựa trên nguyên lý đầu mũi nhọn của Franklin.
- Loại thứ hai, được dùng phổ biến và hiệu quả cao hơn là kim thu sét hiện đại. Cơ chế hoạt động của thiết bị này là hiệu ứng phóng tia tiên đạo. Vì vậy thiết kế của kim thu có xuất hiện thêm phần thân kim chứa bộ phận phát xạ.
Bộ phận dẫn sét
Bộ phận dẫn sét là các dây dẫn thường được làm bằng đồng, có khả năng dẫn điện cao. Chức năng của bộ phận này là tạo ra một đường dây có điện trở thấp từ bộ phận thu sét xuống cực nối đất. Theo đường dẫn, dòng điện của sét sẽ được truyền xuống đất một cách an toàn.
Thiết bị đếm sét
Vai trò của thiết bị này là đếm số lần sét đánh vào hệ thống chống sét. Khi có sét đánh xuống, các cảm biến của bộ đếm sẽ phát hiện và hiện thị nhảy số trên màn hình. Khi lắp đặt, cần lưu ý không để thiết bị tiếp xúc trực tiếp với xung sét.
Bộ phận tiếp địa
Đây là bộ phận quan trọng không thể thiếu của bất kỳ hệ thống nào. Bởi dòng điện của sét sau khi thu vào sẽ được tiêu tán năng lượng tại đây. Nếu thiết bị chống sét không được tiếp địa tốt thì việc sét đánh hoàn toàn có thể xảy ra gây hư hại cho công trình.
Bộ phận tiếp địa được cấu tạo từ các cọc tiếp đất bằng kim loại, chôn dưới lòng đất. Chúng được kết nối với nhau bởi lưới tiếp địa có điện trở phù hợp với từng công trình.
Hệ thống chống sét lan truyền
Đối với các tòa nhà, chung cư, ngoài hệ thu lôi trực tiếp, người ta còn khuyến cáo lắp đặt các thiết bị chống sét lan truyền. Bởi vì dòng điện của sét có thể theo các đường truyền tín hiệu gây hư hại cho hệ thống thiết bị điện tử của tòa nhà. Trong bài viết thiết kế hệ thống chống sét lan truyền, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về các thiết bị này.
Hệ thống chống sét cho tòa nhà
Tại sao phải lắp đặt chống sét?
Theo báo cáo của Viện Khoa học và Công nghệ quốc gia, Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á. Đây là một trong ba tâm giông của thế giới có cường độ giông sét hoạt động mạnh. Mỗi năm, nước ta có thể hứng chịu tới 2 triệu cú sét. Thực tế cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp bị sét đánh. Gây thiệt hại không chỉ về của cải, tiền bạc mà còn tới cả tính mạng con người.
Nếu bạn còn đang băn khoăn rằng “có nên lắp đặt chống sét cho công trình của mình?”. Thì câu trả lời là có. Cẩn tắc vô áy náy. Việc lắp đặt hệ thống này giúp bạn giảm bớt lo lắng về nguy cơ bị sét đánh trúng. Thậm chí, các thiết bị chống sét hiện đại còn có khả năng bảo vệ an toàn lên tới 99%.
Trong một số trường hợp, việc lắp đặt thiết bị chống sét, rõ ràng, còn trở nên bắt buộc. Đó là ở những nơi tập trung đông người: bệnh viện, trường học, chợ, cơ sở làm việc. Cũng có thể là các công trình công cộng đặc biệt, các khu di tích, khu tham quan. Và tất nhiên ở khu vực thường xuyên xảy ra sét đánh thì chống sét là công việc không thể thiếu.
Hệ thống chống sét cho nhà xưởng
Nhà xưởng, nhà máy là nơi tập trung nhiều máy móc, thiết bị. Đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, tự động hóa hiện nay, đồ điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra đây cũng là khu vực chứa vật liệu dễ bắt lửa, dễ gây cháy nổ như dầu, gas, khí đốt, hộp carton,…
Tất cả các thiết bị điện, điện tử, nhiệt lạnh, cơ khí, công nghệ thông tin, điều khiển và tự động hóa đều nhạy cảm trước tác động của dòng năng lượng sét. Chúng dễ bị phá hỏng bởi quá điện áp do xung sét. Được lan truyền từ dây dẫn tín hiệu hay dây dẫn điện. Không chỉ vậy, sét đánh trực tiếp cũng có thể gây ra những tác động không nhỏ tới phạm vi kết cấu công trình.
Lắp đặt chống sét gia đình
Khi lắp đặt thiết bị chống sét cho gia đình, thông thường, chỉ cần hệ thống chống sét trực tiếp. Đối với các công trình tòa nhà văn phòng lớn hay khu chung cư thì mới cần sử dụng chống sét cho thiết bị điện tử.
Dưới đây là vài điểm lưu ý khi lựa chọn thiết bị chống sét nhà ở:
- Xác định quy mô và tầm quan trọng của công trình để lựa chọn loại kim thu sét có bán kính và chất lượng phù hợp.
- Lựa chọn thiết bị chống sét có nhãn mãc, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo hiệu quả và thời gian sử dụng.
- Lựa chọn đơn vị thi công chống sét có uy tín. Bởi nếu xảy ra sơ suất trong quá trình thiết kế cũng như lắp đặt thì rất có thể hệ thống chống sét sẽ trở thành một mối nguy hiểm tiềm tàng.
Việc tìm hiểu thông tin trước khi lựa chọn thiết bị chống sét là vô cùng quan trọng. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
Xem thêm: Những chú ý khi lắp đặt chống sét gia đình
Hệ thống chống sét lan truyền
Đối với các tòa nhà, chung cư, ngoài hệ thu lôi trực tiếp, người ta còn khuyến cáo lắp đặt các thiết bị chống sét lan truyền. Bởi vì dòng điện của sét có thể theo các đường truyền tín hiệu gây hư hại cho hệ thống thiết bị điện tử của tòa nhà. Trong bài viết thiết kế hệ thống chống sét lan truyền, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về các thiết bị này.
Sét đánh lan truyền là hiện tượng không hiếm gặp. Nếu như sét đánh trực tiếp đánh thẳng vào các tòa nhà, công trình,..ở các vị trí cao. Thì sét đánh lan truyền là dòng sét đánh vào các đường dây tín hiệu nguồn (dây điện, dây điện thoại,…). Rồi từ đó theo hệ thống dây dẫn của công trình lan truyền tới các thiết bị điện.
Sét đánh lan truyền cũng để lại hậu quả không hề kém. Chúng có thể gây hư hại toàn bộ thiết bị điện, điện tử, công nghệ được kết nối với dây tín hiệu. Điều này không chỉ gây nguy hiểm mà còn thiệt hại cả về tài sản, tiền bạc. Đó là lý do vì sao, hiện nay, không chỉ các tòa nhà văn phòng, công trình công cộng sử dụng thiết kế hệ thống chống sét lan truyền. Ngay cả các hộ gia đình cũng đã quan tâm nhiều hơn tới biện pháp này.
Chống sét cho hệ thống Camera
Một số thiết kế hệ thống chống sét cho camera thường gặp
Phân loại theo dạng đường truyền của camera
Chống sét cho camera analog
Chống sét cho đường nguồn AC/DC
Chống sét cho đường tín hiệu điểu khiển RS485
Chống sét cho camera Digital trên đường cáp UTP
Chống sét mạng lan
Phân loại theo loại camera
Chống sét cho camera an ninh
Chống sét cho camera bảo vệ (ngoài trời)
Chống sét cho camera giao thông
Chống sét cho camera wifi
Lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền bảo vệ camera
Như đã nói ở trên camera là bộ phận nhạy cảm, có khả năng thu dẫn sét cao. Sở dĩ vì vậy là bởi hệ thống này hoạt động ựa trên nhiều đường cáp được dẫn truyền với các camera và các bộ điều khiển trung tâm bao gồm các dây nguồn, dây tín hiệu cáp đồng trục, dây tín hiệu cáp mạng, dây điều khiển quay quét,….
Vậy thì chống sét cho hệ thống camera thuộc loại chống sét gì?- Câu trả lời là chống sét lan truyền. Và hệ thống chống sét này sẽ phải được lắp đặt cũng như có tác dụng với tổng thể đường dây kết nối với các camera và trung tâm. Bao gồm các đường nguồn, đường tín hiệu điều khiển và đường tín hiệu hình ảnh. Tất cả các đường dây này đều được làm từ cáp đồng trục- loại vật liệu dễ nhiễm xung sét lan truyền.
Khi lắp đặt, thiết bị chống sét sẽ được đặt tại 2 điểm quan trọng. Đó là điểm ngay trên đường dây của cả 2 phía, phía trước điểm kết nối vào camera và bộ điều khiển trung tâm của nó.
Hệ thống chống sét tia tiên đạo
Công nghệ tia tiên đạo hay còn gọi theo các khác là “phát xạ sớm”. Thực chất là một dòng điện được được phóng ra không khí từ thân của kim thu sét. Với một thời gian ngắn vào một thời điểm thích hợp, với điện thế biên độ, tần số nhất định. Với tính năng tia tiên đạo sẽ chủ động phóng ra dẫn sét trước khi có một tia sét đánh xuống.
Bakiral hiện nay được áp dụng rộng rãi trong trong việc phòng chống sét. Dùng cho nhà dân, nhà xưởng, cảng biển, tháp truyền hình cho đến các công trình cao trọc trời… Với đặc tính phát xạ sớm thì thực sự có hiệu quả.
Hệ thống tiếp địa chống sét
Chức năng của hệ thống tiếp địa chống sét
Hệ thống tiếp địa có chức năng cân bằng điện thế. Chúng có tác dụng phân tán năng lượng quá áp và quá dòng xuống đất. Từ đó hình thành cơ chế bảo vệ an toàn cho con người và các thiết bị điện dân dụng.
Để đánh giá tiêu chuẩn của một hệ thống tiếp địa, người ta phải cân nhắc tới nhiều yếu tố. Có thể kể tới như điện trở tiếp đất, quy mô tiếp địa, vật liệu tiếp đất,…
Hệ thống tiếp địa chống sét là bộ phận không thể thiếu của bất cứ công trình chống sét nào. Nếu thiết bị chống sét không có tiếp địa tốt thì việc sét đánh gây hậu quả lớn hoàn toàn có thể xảy ra. Ngược lại nếu tiếp địa tốt thì hệ thống thu lôi sẽ phát huy được tối ưu hiệu quả sử dụng.
Kiểm định hệ thống chống sét
Quy trình Kiểm định hệ thống chống sét bao gồm các bước như sau.
Bước 1: Kiểm tra điện áp PIN
Để kiểm tra điện áp PIN:
- Bật công tắc tới vị trí “BATT. CHECH”
- Ấn nút “PRESS TO TEST”
- Nếu kim trên đồng hồ chỉ vào “BATT. GOOD” thì điện áp PIN đã đúng quy định, máy sẽ hoạt động chính xác.
Bước 2: Nối các dây nối
- Cắm 2 cọc như sau: Cọc 1 cách điểm đo 5-10 mét, cọc 2 cách cọc 1 5-10 mét.
- Lấy dây màu xanh dài 5 mét (Green) kẹp vào điểm đo
- Lấy dây màu vàng dài 10 mét (Yellow) và dây màu đỏ dài 20 mét (Red) kẹp vào cọc 1 và cọc 2
Bước 3: Kiểm tra điện áp tổ đất cần kiểm tra
- Bật công tắc tới vị trí “EARTH VOLTAGE”
- Ấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp đất
- Nếu điện áp ấp nhỏ hơn 10V thì kết quả đo chính xác.
Bước 4: Kiểm tra điện trở đất tiếp địa chống sét
Bật công tắc tới vị trí x100Ω để kiểm tra điện trở đất. Nếu đèn OK không sáng nghĩa là điện trở quá cao (>1200Ω). Cần kiểm tra lại các đầu nối dây.
Nếu đèn OK nghĩa là điện trở đạt yêu cầu. Ta bật công tắc tới vị trí x10Ω hoặc x1Ω để đọc trị số điện trở trên đồng hồ.
Dựa vào yêu cầu TCCSVN và từng công trình mà ta xác định điện trở đã đạt yêu cầu hay chưa.