Nội dung tóm tắt.
Kinh nghiệm thiết kế hệ thống điện cho công trình nhà ở
Bạn đang muốn hoàn xây dựng ngôi nhà và có rất nhiều điều cần phải chú ý. Bài viết này kimmthuset.com.vn sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm thiết kế hệ thống điện để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà và an toàn cho người sử dụng.
Nội dung tóm tắt
- Vai trò của thiết kế hệ thống điện trong công trình nhà ở.
- Kinh nghiệm thiết kế hệ thống điện nhà dân.
- Đặc biệt chú ý thiết kế hệ thống chống sét và tiếp địa an toàn điện.
- Đảm bảo nguyên tắc dễ vận hành.
- Đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm điện.
- Phân vùng các khu vực dùng điện, chia nhỏ các tuyến dây điện.
- Sử dụng dây dẫn điện có tiết diện lớn.
- Sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời
- Những điều cần lưu ý khi lắp đặt điện trong nhà ở.
- Triển khai thi công hệ thống điện đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn điện.
Vai trò của thiết kế hệ thống điện trong công trình nhà ở.
Hệ thống điện nước gắn liền và chặt chẽ với kiến trúc và kết cấu của ngôi nhà. Vì vậy việc triển khai thiết kế hệ thống điện nước phải được tiến hành trước khi thi công.
Thiết kế hệ thống điện sẽ giúp gia chủ dễ dàng hình dung và kiểm soát hệ thống. Dễ dàng tính toán lựa chọn được tiết diện dây dẫn điện phù hợp tránh lãng phí và đảm bảo công suất chịu tải.
Giúp dễ dàng thi công, tránh được những bất cập không đáng có khi đi vào sử dụng
Kinh nghiệm thiết kế hệ thống điện nhà dân.
Việc đầu tiên khi thiết kế hệ thống điện là đảm bảo nguyên tắc an toàn điện. Sau đó chúng ta mới tính đến các yếu tố khác như thẩm mỹ, kinh tế, đơn giản và sự tiện nghi. Dù là nhà mới hay cũ thì bạn cũng nên sử dụng các thiết bị điện mới. Ngoài ra, nên bố trí các đường đi dây điện độc lập cho một số thiết bị như: bình nóng lạnh; điều hòa; hệ thống ổ cắm; hệ thống đèn;…
Đặc biệt chú ý thiết kế hệ thống chống sét và tiếp địa an toàn điện.
Tuỳ thuộc vị trí của căn nhà mà thiết kế hệ thống chống sét. Nếu xung quanh nhà bạn không có nhà cao tầng che chắn thì nhất định phải lắp đặt hệ thống chống sét. Nếu ngôi nhà đầu tư khang trang hiện đại, có sử dụng nhiều các thiết bị điện thì nên sử dụng kim thu sét tia tiên đạo, sẽ giúp bảo vệ ngôi nhà an toàn hơn trước giông sét.
Ngoài làm chống sét thì việc lắp đặt hệ tiếp địa an toàn điện cũng rất quan trọng để đảm bảo an toàn tính mạng cho người sử dụng. Sử dụng các cọc tiếp địa chôn dưới đất để thoát điện rò rỉ.
Đảm bảo nguyên tắc dễ vận hành.
Công tắc điện điều khiển đèn cần cao hơn sàn ít nhất 1.2m; không nên đặt công tắc gần những nơi có nước như nhà tắm; chỗ giặt;… Đặt công tắc điện ở gần cửa ra vào để tiện thao tác
Các phòng ngủ, cầu thang bộ nên làm công tắc điện song song để tiện điều khiển.
Cần đặt thiết bị bảo vệ và điều khiển cho từng tầng hoặc cả nhà; các tủ điện cần đặt nơi thuận tiện, dễ sử dụng.
Đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm điện.
Phân vùng các khu vực dùng điện, chia nhỏ các tuyến dây điện.
Khi thiết kế hệ thống điện chiếu sáng phải chia thành nhiều vùng chiếu sáng nhỏ. Sử dụng nhiều công tắc để tránh tình trạng bật 1 lúc có quá nhiều bóng điện cùng sáng, gây lãng phí điện năng. Nếu nguồn điện 3 pha cần phân chia pha cho đều tránh lệch pha.
Tách riêng các nguồn điện cấp cho điều hòa, ổ cắm, bếp điện, chiếu sáng. Việc này giúp bạn dễ dàng ngắt nguồn điện thiết bị khi không dùng đến mà không làm ảnh hưởng đến các thiết bị còn lại đang sử dụng.
Cấp nguồn cho các ổ cắm cũng cần tính toán “chia lộ” phù hợp để đảm bảo an toàn vận hành và tiết kiệm điện. Tìm hiểu thêm về thiết kế hệ thống điện tại đây
Sử dụng dây dẫn điện có tiết diện lớn.
Theo tính toán của các nhà khoa học tổn thất điện năng trên đường dây truyền tải khá lớn. Dây càng nhỏ, càng dài thì tổn hao điện càng nhiều.
Vì thế trước khi thi công điện cần dựa vào công suất phụ tải để tính toán chọn tiết diện dây dẫn dư lên 1 đến 2 cấp. Việc này vừa giúp đảm bảo an toàn điện vừa làm giảm tiêu hao điện. Lưu ý cũng không nên chọn dây quá to sẽ gây lãng phí chi phí đầu tư ban đầu.
Sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời
Gần đây lắp đặt và sử dụng điện năng lượng mặt trời đang được nhiều người quan tâm. Có nhiều gia đình đã lắp đặt hệ thống sản sinh nguồn điện từ mặt trời. Điều này không những giúp tiết kiệm được chi phí tiền điện hàng tháng của gia đình mà còn góp phần tiết kiệm nguồn điện cho quốc gia. Thậm trí nhiều người còn nhận được tiền về từ việc bán lại điện cho Công ty điện lự
Những điều cần lưu ý khi lắp đặt điện trong nhà ở.
Các đường dây cấp điện theo trục đứng (dây cấp nguồn tổng cho các tầng) thì nên đặt dọc theo cầu thang hoặc hộp kỹ thuật, không nên cho dây đi qua các phòng.
Dây điện qua móng, tường, sàn… phải đặt trong ống cách điện và ống phải đặt dốc, dễ thoát nước, tránh ứ đọng nước.
Không đặt dây điện ở những nơi phải khoan, đóng đinh; hạn chế để các đường điện giao cắt nhau
Dây điện cần cách điện tốt; đặt trong ống gen nhựa PVC nếu đặt âm tường.
Ổ cắm điện cần cao hơn 1.2m so với mặt sàn tầng 1. Nếu ở cắm đặt trong hốc thì chỉ cần cao hơn 0.4m so với sàn. Cần đặt ổ cắm xa các bộ phận kim loại ít nhất 0.5m.
Triển khai thi công hệ thống điện đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn điện.
Trong quá trình thi công cần đặc biệt lưu ý kiểm tra việc an toàn điện. Sử dụng các biện pháp kiểm tra đo đạc để phát hiện các chỗ rò rỉ điện. Tránh mất tiền điện oan và nguy hiểm đến tính mạng.
Để không phải lo lắng về hệ thống điện trong nhà, giảm thiểu các rủi ro khi sử dụng bạn nên giao việc thi công điện nước cho đơn vị chuyên nghiệp.