Nội dung tóm tắt.
CÁC BƯỚC LẮP TAY CO THỦY LỰC DỄ DÀNG
Các Bước Lắp Tay Co Thủy Lực Dễ Dàng
Các Bước Lắp Tay Co Thủy Lực Dễ Dàng sẽ được Benco cập nhật trong bài viết này. Đây là các bước dễ dàng người lần đầu tiên sử dụng cũng có thể thành thạo lắp đặt. Hãy cùng chúng tôi khám phá các bước sau.
Cấu tạo của tay co thủy lực
Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều loại tay co thủy lực khác nhau với những đặc điểm, hình dáng khác nhau. Tuy nhiên, về mặt cấu tạo đều có chung những điểm sau:
- Hộp áp lực hệ thống lò xo và thủy lực. Trong đó, các lò xo có cấu tạo khá cứng nhưng co giãn tốt nhằm hạn chế các tác động lực.
- Thủy lực có khả năng giúp cửa đóng mở từ từ.
- 2 tay co di động là các khớp nối, giúp truyền tác động lực vào hộp áp lực.
- Tay co có điểm dừng: Là loại có điểm dừng ở góc 90 độ, tức khi mở cánh cửa đến góc 90 độ thì cửa sẽ tự động giữ lại, ngược lại khi dưới ngưỡng 90 độ thì tay co hoạt động như tay co không điểm dừng. Dòng này phù hợp lắp đặt ở cửa dân dụng.
- Tay co không điểm dừng: Là loại tay co luôn tự động đóng khi mở cửa dù ở bất kỳ góc độ nào. Loại này thích hợp cho các cánh cửa chuyên dụng, đặc biệt là cửa thép chống cháy.
Hướng dẫn các bước lắp đặt tay co thủy lực đúng cách3
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Các dụng cụ cần thiết để lắp đặt tay co thủy lực. gồm Máy khoan tay, tua vít 2 cạnh và 4 cạnh, cờ lê.
- Bước 2: Xác định vị trí: Bạn cần xác định vị trí cửa như cửa mở vào. hay mở ra, bên trái hay bên phải để lắp đặt.
- Bước 3: Đánh dấu vị trí: Lấy dấu 6% của bề rộng cánh cửa.
- tính từ tim bản lề đến vít chỉnh tốc độ: ( Ví dụ : cửa rộng 800 mm / 6% = 48 mm ).
- Bước 4: Tiến hành khoan vị trí: khoan 4 lỗ vít đúng vị trí mà bạn muốn đặt hộp áp lực, và 2 lỗ vít để lắp đặt tay đẩy.
- Bước 5: Vít cố định tay co: Đóng cửa lại ráp tay đẩy cố định vào hộp áp lực.
- tay di động vào khung bao xiết chặt ốc .(tháo ốc liên kết tay di động và tay cố định, không được để dính liền).
- Bước 6: Mở cửa ra tại vị trí 90 độ – 102 độ ( tùy theo góc mở cho phép) dùng tay kéo tay cố định
- xoay 180 độ (xuôi chiều kim đồng hồ, ra vị trí ngược lại)
- khi nghe âm thanh Click tại hộp áp lực, là hệ thống áp lực đã định vị điểm dừng 90 độ của tay đẩy hơi.
- Bước 7: Nới lỏng ốc định vị ra, xoay tay di động ra hoặc vô cho phù hợp với khoảng cách lỗ liên kết trên tay cố định ( tạo 2 tay đẩy thành góc vuông ) xiết tạm ốc liên kết lại.
- Bước 8: Dùng tay kéo cửa để tạo lực khởi động, buông tay ra cửa sẽ tự chạy vể vị trí 0 độ, sau đó mở cửa đến vị trí 90 độ > 102 độ để kiểm tra vị trí dừng cửa.
- Bước 9: Kiểm soát tốc độ đóng cửa: Vặn ốc tốc độ 1 ra, vô, vận tốc cửa chạy từ vị trí 90 độ đến 20 độ với thời gian khoảng 9 giây là đúng. Vặn ốc tốc độ số 2 ra hoặc vô và quan sát vận tốc chạy từ vị trí 20 độ đến 0 độ với thời gian khoảng 5 giây là đúng. ( Điều chỉnh tốc độ 2 luôn luôn chậm hơn tốc độ 1, mỗi lần vặn ốc điều chỉnh không quá ¼ vòng ). Vặn xuôi chiều kim đồng hồ là giảm tốc độ, ngược chiều kim đồng hồ là tăng tốc độ.
Một số lưu ý khi lắp đặt tay co thủy lực:
- Cửa mở vào chiều phải. Thao tác như trên, chỉ dời vị trí hộp áp lực sang bên trái.( Luôn luôn nằm về hướng bản lề )
- Cửa mở ra chiều phải & trái. Thao tác như trên chỉ dời vị trí hộp áp lực ra ngoài.
- Không được dùng tay đẩy, đóng cửa lại khi cửa đang chạy tự động.
- Chỉ dừng cửa tại vị trí 90 độ, không được ép dừng quá 30 giây tại các vị trí khác.
- Cửa có góc mở lớn hơn 90 độ, phải gắn thêm linh kiện định vị 90 độ để tránh trường hợp vô tình đẩy rộng cánh cửa làm tuột nhông tốc độ.