Chống sét là việc nên làm không chỉ riêng với công trình nào. Tuy nhiên nhiều người lại băn khoăn có nên lắp đặt hệ thống này hay không? Và một hệ thống chống sét muốn vận hành được phải bao gồm những bộ phận nào? Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn giải đáp những vấn đề này!
Nội dung
- Tại sao phải lắp đặt chống sét?
- Hệ thống chống sét bao gồm những bộ phận nào?
- Hệ thống chống sét trực tiếp
- Bộ phận thu sét
- Bộ phận dẫn sét
- Thiết bị đếm sét
- Hệ thống chống sét lan truyền
- Hệ thống chống sét trực tiếp
- Thi công chống sét cho công trình
- Liên hệ mua hàng
Nội dung tóm tắt.
Tại sao phải lắp đặt chống sét?
Theo báo cáo của Viện Khoa học và Công nghệ quốc gia, Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á. Đây là một trong ba tâm giông của thế giới có cường độ giông sét hoạt động mạnh. Mỗi năm, nước ta có thể hứng chịu tới 2 triệu cú sét. Thực tế cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp bị sét đánh. Gây thiệt hại không chỉ về của cải, tiền bạc mà còn tới cả tính mạng con người.
Nếu bạn còn đang băn khoăn rằng “có nên lắp đặt chống sét cho công trình của mình?”. Thì câu trả lời là có. Cẩn tắc vô áy náy. Việc lắp đặt hệ thống này giúp bạn giảm bớt lo lắng về nguy cơ bị sét đánh trúng. Thậm chí, các thiết bị chống sét hiện đại còn có khả năng bảo vệ an toàn lên tới 99%.
Trong một số trường hợp, việc lắp đặt thiết bị chống sét, rõ ràng, còn trở nên bắt buộc. Đó là ở những nơi tập trung đông người: bệnh viện, trường học, chợ, cơ sở làm việc. Cũng có thể là các công trình công cộng đặc biệt, các khu di tích, khu tham quan. Và tất nhiên ở khu vực thường xuyên xảy ra sét đánh thì chống sét là công việc không thể thiếu.
Hệ thống chống sét bao gồm những bộ phận nào?
Trước khi đi tìm hiểu, bạn cần biết rằng có hai loại hệ thống chống sét. Đó là hệ thống chống đánh trực tiếp và hệ thống chống đánh lan truyền.
10 bước thi công 1 hệ thống chống sét tiêu chuẩn
Hệ thống chống sét trực tiếp
Chống sét trực tiếp là hệ thống bảo vệ công trình khỏi tác động của sét đánh trực tiếp từ trên xuống. Hệ thống này bao gồm các thiết bị có vai trò thu sét, dẫn sét và chuyển dòng điện do sét tạo ra xuống đất một cách an toàn.
Một hệ thống chống sét trực tiếp bao gồm 4 bộ phận chính là:
Bộ phận thu sét
Thiết bị chuyên dụng dùng để thu sét chính là sản phẩm kim thu sét. Kim thu sét được làm từ kim loại không gỉ, có khả năng dẫn điện. Thiết kế kim gồm một đầu nhọn có tác dụng tập trung sét.
Hiện nay trên thị trường có hai loại kim thu sét chính được sử dụng cho hệ thống chống sét:
- Loại thứ nhất là kim thu sét cổ điển. Sản phẩm này hoạt động dựa trên nguyên lý đầu mũi nhọn của Franklin.
- Loại thứ hai, được dùng phổ biến và hiệu quả cao hơn là kim thu sét hiện đại. Cơ chế hoạt động của thiết bị này là hiệu ứng phóng tia tiên đạo. Vì vậy thiết kế của kim thu có xuất hiện thêm phần thân kim chứa bộ phận phát xạ.
Bộ phận dẫn sét
Bộ phận dẫn sét là các dây dẫn thường được làm bằng đồng, có khả năng dẫn điện cao. Chức năng của bộ phận này là tạo ra một đường dây có điện trở thấp từ bộ phận thu sét xuống cực nối đất. Theo đường dẫn, dòng điện của sét sẽ được truyền xuống đất một cách an toàn.
Thiết bị đếm sét
Vai trò của thiết bị này là đếm số lần sét đánh vào hệ thống chống sét. Khi có sét đánh xuống, các cảm biến của bộ đếm sẽ phát hiện và hiện thị nhảy số trên màn hình. Khi lắp đặt, cần lưu ý không để thiết bị tiếp xúc trực tiếp với xung sét.
Bộ phận tiếp địa
Đây là bộ phận quan trọng không thể thiếu của bất kỳ hệ thống nào. Bởi dòng điện của sét sau khi thu vào sẽ được tiêu tán năng lượng tại đây. Nếu thiết bị chống sét không được tiếp địa tốt thì việc sét đánh hoàn toàn có thể xảy ra gây hư hại cho công trình.
Bộ phận tiếp địa được cấu tạo từ các cọc tiếp đất bằng kim loại, chôn dưới lòng đất. Chúng được kết nối với nhau bởi lưới tiếp địa có điện trở phù hợp với từng công trình.
Hệ thống chống sét lan truyền
Đối với các tòa nhà, chung cư, ngoài hệ thu lôi trực tiếp, người ta còn khuyến cáo lắp đặt các thiết bị chống sét lan truyền. Bởi vì dòng điện của sét có thể theo các đường truyền tín hiệu gây hư hại cho hệ thống thiết bị điện tử của tòa nhà. Trong bài viết thiết kế hệ thống chống sét lan truyền, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về các thiết bị này.
Thi công chống sét cho công trình
Không nhất thiết phải lắp đặt cả hai hệ thống thu lôi kể trên. Nếu chỉ lắp đặt chống sét gia đình, chống sét cho nhà ở nông thôn, thì để tiết kiệm chi phí, bạn chỉ cần sử dụng hệ thống trực tiếp. Việc này vẫn đảm bảo an toàn cho ngôi nhà trước tác động của sét. Thông thường, sơ đồ chống sét nhà dân sẽ đơn giản và dễ lắp đặt hơn của các tòa nhà, bệnh viện hay các công trình quy mô lớn khác.
Khi thi công chống sét, chủ đầu tư nên cân nhắc lựa chọn các đơn vị có uy tín. Bởi nếu không có tay nghề chắc chắn, không nắm được nguyên lý cũng như cách sử dụng của các thiết bị thì việc dựng lên hệ thống chống sét còn trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng.
Bài viết trước: Bán kính bảo vệ kim thu sét
Xem thêm: Hệ thống chống sét