Trình diễn lắp đặt hệ thống chống sét camera thanh hóa

lắp-đặt-kim-thu-sét-1

Thanh hóa Quy trình lắp đặt hệ thống chống sét

chống sét kimthuset.com.vn

Thi công hệ thống chống sét có thực sự cần thiết trong xây dựng hay không? Quy trình lắp đặt phải trải qua những bước nào và yêu cầu ra sao? Lắp đặt một hệ thống chống sét toàn diện sẽ với chi phí là bao nhiêu? Đó là những câu hỏi mà chúng tôi thường nhận được từ khách hàng của mình trong quá trình tư vấn.

Nội dung

Lắp đặt hệ thống chống sét có cần thiết?

Đối với một nước có đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều và nằm trong tâm giông sét của thế giới, thì việc lắp đặt hệ thống chống sét là thực sự cần thiết. Thậm chí, một số công trình quy mô lớn, công trình nhà nước đặc biệt hay những công trình được xây ở khu vực có cường độ sét đánh nhiều, thì việc thi công chống sét còn là điều bắt buộc.

Một hệ thống chống sét hoàn chỉnh sẽ bao gồm thiết bị chống sét trực tiếp và chống sét lan truyền. Tuy nhiên tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm sử dụng và mức độ quan trọng của công trình mà chủ đầu tư có thể lắp đặt cả hai hoặc chỉ một hệ thống thu lôi trực tiếp.

Chức năng của hệ thống thu lôi là tập trung, thu hút và chuyển dòng điện từ sét xuống lòng đất an toàn.  Phạm vi bán kính bảo vệ là tham số cần quan tâm khi nhắc tới hệ thống chống sét. Bởi nó cho biết khả năng hoạt động hiệu quả của cột thu lôi trong vòng bao nhiêu mét. Vùng bảo vệ này có hình dạng ra sao phụ thuộc vào chiều cao công trình cũng như cấu tạo thiết bị kim thu sét.

Quy trình lắp đặt hệ thống chống sét

Quy trình thi công chống sét phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều này mới đảm bảo sự hoạt động an toàn, hiệu quả của các thiết bị. Dù bạn lắp đặt chống sét gia đình hay hệ thống chống sét tòa nhà, thì đều phải được thực hiện tuần tự qua các bước sau:

Thi công hệ thống tiếp địa

Bước 1: Định vị vị trí cọc tiếp địa. Kiểm tra tính chất đất tại nơi đóng cọc.

Bước 2: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất. Đảm bảo tránh các công trình ngầm như cáp ngầm, hệ thống ống nước. Trường hợp thông thường đào rãnh có độ sâu từ 600-800mm, rộng 300-500mm. Trường hợp đất có điện trở suất đất cao hoặc diện tích hạn chế thì đào giếng. Đường kính giếng từ 50-80m, sâu 20-40m, tùy độ sâu của mạch nước ngầm.

Bước 3: Đóng cọc tiếp đất. Khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Trước khi đóng cọc đổ hóa chất làm giảm điện trở suất đất. Hóa chất hút ẩm, trở thành dạng keo bao quanh điện cực. Từ đó làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất.

Bước 4: Lắp đặt dây dẫn sét. Có thể sử dụng dây cáp đồng trần hoặc cáp đồng bọc. Rải dây cáp dọc theo rãnh đã đào. Liên kết các cọc và dây dẫn bằng mối hàn. Trường hợp đào giếng thì cọc được liên kết thẳng với cáp rồi thả sâu xuống đáy giếng.

Bước 5: Lắp đặt hố kiểm tra điện trở suất đất tại vị trí có cọc trung tâm. Đảm bảo mặt hố ngang với mặt đất. Kiểm tra toàn bộ lần cuối các mối hàn.

Bước 6: Lấp đất vào hố, rãnh và nện chặt, hoàn trả mặt bằng.

Lắp đặt cột thu

lắp đặt kim thu sét
Lắp đặt kim thu sét

Bước 7: Gia công trụ đỡ kim thu sét. Lắp đặt trụ đỡ và kim thu theo bản vẽ thiết kế thi công hệ thống chống sét.

Bước 8: Kết nối kim thu sét với dây dẫn sét. Chú ý nên luồn dây dẫn trong ống cách điện từ điểm tiếp xúc với kim thu sét đến bãi tiếp địa. Điều này nhằm tránh sự lan truyền của dòng điện vào kết cấu công trình.

Bước 9: Lắp đặt bộ đếm sét (nếu có).

Bước 10: Tiến hành đo đạc lần cuối điện trở tiếp đất của hệ thống và đo thông mạch dây dẫn sét.

Kiểm tra định kỳ

Sau khi đưa vào sử dụng hệ thống chống sét cần phải tiến hành kiểm tra định kỳ. Việc này sẽ đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của các thiết bị. Đồng thời kịp thời sửa chữa nếu xảy ra sự cố.

Thời gian kiểm tra định kỳ tốt nhất không nên quá 12 tháng. Và cần sự giúp đỡ của những người có chuyên môn. Đối với khu vực giông sét hoạt động mạnh thì việc kiểm tra, đo đạc có thể thường xuyên hơn.

Kiểm tra sẽ ghi chép lại trạng thái của dây dẫn, các mối nối và điện cực đất sao cho vẫn phù hợp tiêu chuẩn chống sét.

Báo giá hệ thống chống sét

Hiện nay các đơn vị thi công thường nhận thi công và đưa ra báo giá trọn gói hệ thống chống sét. Báo giá sẽ bao gồm cả chi phí cho các thiết bị và chi phí thi công, lắp đặt.

Xem thêm: Báo giá thi công hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét nhà cao tầng

Các tòa nhà cao tầng như văn phòng, khu chung cư thường sử dụng hai hệ thống chống sét trực tiếp và chống sét lan truyền. Do đặc điểm sử dụng nhiều thiết bị điện tử và hệ thống điện phức tạp. Bởi vậy chi phí thi công sẽ cao hơn so với nhà ở dân dụng.

Xem thêm: Hệ thống chống sét cho nhà cao tầng

Hệ thống chống sét nhà xưởng

Điểm khác nhau trong báo giá chống sét nhà cao tầng và nhà xưởng là thiết bị cắt sét phù hợp cho hệ thống chống sét lan truyền. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều thiết bị thu sét lan truyền theo các đường dẫn khác nhau như: đường nguồn điện; đường tín hiệu điều khiển công nghiệp; đường truyền tốc độ cao, điện thoại; đường tín hiệu camera, tivi,…. phù hợp với nhu cầu của từng công trình.

Xem thêm: Hệ thống chống sét cho nhà xưởng

Lắp đặt chống sét gia đình

Đối với hệ thống chống sét của một gia đình thì chỉ cần sử dụng các thiết bị chống sét đánh thẳng. Thông thường chi phí lắp đặt hoàn thiện có thể dao động từ 20 triệu đối với thiết bị bình dân. Hoặc cao hơn đối với thiết bị cao cấp.

Xem thêm : Lắp đặt chống sét cho gia đình

Nếu còn bất cứ băn khoăn gì Liên hệ với nhà cung cấp để nhận được báo giá tốt nhất.

call 0916.343.363 trọn gói thi công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *