camera thanh hóa Tư vấn mua bộ đàm phù hợp với công việc, giá rẻ và uy tín

Tư vấn mua bộ đàm cầm tay

Tư vấn mua bộ đàm phù hợp với công việc, giá rẻ và uy tín

Bộ đàm hiện nay đang rất được ưa chuộng vì ứng dụng cực nhiều trong công việc và đời sống. Với nhiều mẫu mã, kích thước và công dụng, bộ đàm được lựa chọn dựa trên sự phù hợp với môi trường, tính chất công việc cũng như tính năng của nó. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn mua bộ đàm cho những ai mới lần đầu tìm mua sản phẩm, từ cách thức làm việc cho tới địa chỉ cung cấp.

Tư vấn mua bộ đàm phù hợp với công việc, giá rẻ và uy tín
Tư vấn mua bộ đàm phù hợp với công việc, giá rẻ và uy tín

Danh mục bài viết

  • Tư vấn mua bộ đàm cho người mới bắt đầu sử dụng
    • Cách thức làm việc của bộ đàm
    • Những ngành nghề, công việc gì cần sử dụng tới bộ đàm?
    • Các sản phẩm cần thiết đi kèm với bộ đàm là gì?
    • Một bộ bộ đàm thường gồm những bộ phận nào?
    • Cự ly lớn nhất mà máy bộ đàm có thể hoạt động là bao nhiêu?
  • Tư vấn mua bộ đàm cầm tay

Tư vấn mua bộ đàm cho người mới bắt đầu sử dụng

Thông thường, bộ đàm được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, từ an ninh, hàng hải cho tới quán ăn, cửa hàng, hay các chương trình tổ chức sự kiện. Tuy vậy, có rất nhiều những thắc mắc xoay quanh việc chọn loại sản phẩm phù hợp cũng như vấn đề liên quan đến tính năng của sản phẩm, dưới đây là một số câu hỏi điển hình.

Tư vấn mua bộ đàm cho người mới bắt đầu sử dụng
Tư vấn mua bộ đàm cho người mới bắt đầu sử dụng

Cách thức làm việc của bộ đàm

Bộ đàm là một sản phẩm có chế độ làm việc phát quảng bá 1 chiều, tức là 1 người nói và nhiều người khác sẽ nghe được. Cụ thể, trong một chương trình sự kiện, khi có vấn đề ở phía sân khấu cần thông báo cho hậu đài, chỉ cần 1 nhân viên nói thì những nhân viên khác ở khu vực hậu đài có thể nắm bắt được thông tin và giải quyết kịp thời.

Những ngành nghề, công việc gì cần sử dụng tới bộ đàm?

Như đã kể ở trên, bộ đàm được sử dụng ngày càng nhiều. Trên thực tế, lúc mới ra đời, nó chỉ được sử dụng trong phạm vi quân sự, nhưng về sau, nhờ những tính năng vượt trội của mình, sản phẩm đã thể hiện được vị thế trên thị trường.

Thông thường, các ngành sử dụng bộ đàm nhiều nhất gồm:

  • Trong nhà ga, kho xưởng, kho bãi, cần sự kết nối nhịp nhàng giữa các đơn vị.
  • Trong xây dựng, thi công các công trình công cộng.
  • Trong ngành dịch vụ, nhà hàng, ăn uống, dành cho bảo vệ hoặc đơn vị nấu nướng, phục vụ,vv…

Các sản phẩm cần thiết đi kèm với bộ đàm là gì?

Các sản phẩm cần thiết đi kèm với bộ đàm là gì?
Các sản phẩm cần thiết đi kèm với bộ đàm là gì?

Thông thường, đối với những bộ đàm phải làm việc trong phạm vi rộng, từ 2 đến 3km thì bạn cần sắm thêm một bộ chuyển tiếp trung tâm để khuếch đại tín hiệu bộ đàm nhằm tăng bán kính đàm thoại, tránh gián đoạn khi đang trao đổi thông tin.

Đối với những nơi có bán kính nhỏ, không yêu cầu quá nghiêm ngặt về tính lưu thông cuộc trò chuyện quá cao thì chỉ sử dụng bộ đàm là đã đủ để bạn hoàn thành công việc của mình.

Một bộ bộ đàm thường gồm những bộ phận nào?

Một bộ bộ đàm thường gồm những bộ phận nào?
Một bộ bộ đàm thường gồm những bộ phận nào?

Một bộ đàm hoàn chỉnh và chính hãng sẽ gồm các bộ phận sau:

  • Thân máy
  • Pin bộ đàm
  • Sạc
  • Đeo thắt lưng
  • Tai nghe và Micro (hoặc loa nếu cần nghe âm lượng lớn)
  • Sách hướng dẫn sử dụng

Cự ly lớn nhất mà máy bộ đàm có thể hoạt động là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào môi trường hoạt động như ở trong thành phố hay ngoài thành phố, có âm thanh nhiễu hay không hoặc có nhiều nhà che chắn không mà máy bộ đàm hoạt động tốt hoặc không tốt lắm. Do đó, thông thường khó có thể xác định được độ chính xác của cự ly mà máy hoạt động. Tuy vậy, một máy bộ đàm chuyên dụng có thể làm việc trong phạm vi bán kính tới 3km trong điều kiện ổn định.

Tư vấn mua bộ đàm cầm tay

Tư vấn mua bộ đàm cầm tay
Tư vấn mua bộ đàm cầm tay

Trong các loại bộ đàm, bộ đàm cầm tay luôn là sản phẩm được ưa chuộng nhất vì tính linh hoạt và gọn nhẹ mà nó mang lại. Để mua sản phẩm bộ đàm cầm tay, bạn cần quan tâm đến các vấn đề sau:

  • Bước 1: Lựa chọn băng tần. Bạn nên cân nhắc giữa 2 loại băng tần gồm VHF (tần số từ 136-174 MHz) và UHF (tần số 400-470 MHz). Thông thường, VHF là tần số được ưu tiên trong khu vực trống trải, ít có vật cản. Trong khi đó, UHF là lựa chọn tối ưu cho nơi có nhiều công trình cao tầng, trong lòng thành phố.
  • Bước 2: Lựa chọn dòng máy. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu với các dòng máy ra đa dạng. Tuy vậy, bạn cũng cần chú ý đến mục đích sử dụng và môi trường để lựa chọn dòng cho phù hợp. Cụ thể: nếu sử dụng trong công trường thì bạn có thể cân nhắc Kenwood, trong khi ở nhà hàng, store thì Icom là một sự lựa chọn đúng đắn đấy.
  • Bước 3: Lựa chọn tính năng. Khi tư vấn mua bộ đàm, chúng tôi thường hướng tới những tính năng điển hình của bộ đàm: công suất âm thanh, công suất phát RF, tính năng bảo vệ và chức năng kích phát bằng giọng nói hay khả năng bảo mật thông tin.
  • Bước 4: Lựa chọn phụ kiện đi kèm đảm bảo cùng hãng, chất lượng.

Hi vọng rằng, với những thông tin tư vấn mua bộ đàm trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để tìm kiếm cho mình những sản phẩm phù hợp nhất.

Xem thêm bài viết >>> Cách chọn mua bộ đàm giá rẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *